Ngành nuôi trồng thủy sản châu Âu cần những giải pháp cụ thể trong bối cảnh Covid-19

20/04/2020, 08:03

Trong thời gian qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra một loạt các biện pháp để cải thiện tình hình của cả ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 đến ngành nuôi trồng thủy sản châu Âu, ngành sử dụng trực tiếp 85.000 lao động. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ cũng đòi hỏi một cách tiếp cận khác tập trung vào tình trạng hiện tại của ngành nuôi trồng thủy sản.

 

EC đề xuất mở rộng phạm vi của các cơ chế bảo hiểm trong Quỹ Hàng hải và Thủy sản châu Âu (EMFF) để hỗ trợ tài chính cho các thiệt hại kinh tế do khủng hoảng y tế công cộng.

"Nếu các quốc gia thành viên kích hoạt các biện pháp này, EMFF có thể đóng góp vào các quỹ tương hỗ hoặc hợp đồng bảo hiểm để hỗ trợ cho cả ngư dân và người nuôi, những người bị thiệt hại kinh tế lên tới hơn 30% doanh thu hàng năm.

Sáng kiến ​​này rất phù hợp, được xem như một biện pháp khẩn cấp để đảm bảo thu nhập của người nuôi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dịch bệnh, tuy nhiên cũng cần có những giải pháp cụ thể hơn.

 

Ojeda yêu cầu EC áp dụng các biện pháp cụ thể như tìm kiếm các nguồn tài chính bổ sung ngoài EMFF, bao gồm cả việc tạm dừng thanh toán trả góp cho cơ quan thuế, tổ chức an sinh xã hội và vay ngân hàng trong vài tháng, hoặc thay đổi quy trình tài chính để người bị ảnh hưởng có thể nhận viện trợ sớm hơn.

Theo EC, khoảng 1/4 sản lượng tiêu thụ thủy sản ở châu Âu là thủy sản nuôi trồng.

 

Các hành động tiếp theo được dự tính

Về phần mình, EC tiếp tục đánh giá tình hình, trao đổi thông tin với ngành thủy sản, các quốc gia thành viên và Nghị viện châu Âu để xem xét các công cụ hỗ trợ hiệu quả hơn nữa.

Ủy viên Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp EU, Virginijus Sinkevicius, đã tổ chức một hội nghị truyền hình với các Bộ trưởng phụ trách nghề cá các nước cũng như đã nói chuyện qua điện thoại với các Bộ trưởng của các quốc gia EU để thảo luận về các vấn đề này.

"Chúng tôi muốn bảo vệ người lao động khỏi thất nghiệp và mất thu nhập để tránh ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của họ. EC sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia thành viên trong vấn đề này. Quỹ điều chỉnh toàn cầu hóa Châu Âu (EGF) cũng có thể được huy động để hỗ trợ những người lao động bị sa thải và những lao động tự do theo các điều kiện của quy định hiện tại và tương lai"

Theo Sinkevicius, EGF đã có sẵn 179 triệu EUR (193,3 triệu USD) khoản phí hỗ trợ trong năm 2020.

Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gián đoạn của thị trường do cuộc khủng hoảng bởi dịch Covid-19. Các nhà hàng đều đã đóng cửa và các chợ cá không hoạt động với công suất thông thường.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ thủy sản và siêu thị trên khắp EU vẫn duy trì cung cấp sản phẩm thủy sản cho tiêu dùng trong nước, mặc dù người tiêu thụ ngày càng khó đến những nơi cung cấp này do hạn chế đi lại. Cũng có những lo ngại rằng phương thức tiêu thụ này cũng có thể bị ảnh hưởng. 

 
 
 
 
(Theo Undercurrentnews)
Ý kiến bạn đọc