EU đứng đầu về giám sát thủy sản nhập khẩu

07/02/2020, 08:36

Bà Samantha Burges, Chuyên gia về chính sách khoa học và quản lý đại dương tại WWF (Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế) đã trình bày nghiên cứu này. Bà cho biết, việc sửa đổi quy định kiểm soát là cực kỳ quan trọng để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của sản phẩm thủy sản. Đây là cơ hội thực sự để khắc phục một lỗ hổng tồn tại trong hệ thống hiện tại.

WWF là một thành viên của Liên minh IUU của EU. Các thành viên còn lại là Tổ chức Công lý Môi trường (EJF), Oceana, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC), và Pew Charitable Trusts.

Nghiên cứu nhấn mạnh 17 mảng dữ liệu chính (KDEs) nên được yêu cầu đối với bất kỳ sản phẩm thủy sản nào được nhập khẩu vào thị trường.

Các KDE được đề cập trong báo cáo có thể được chia thành 5 phần: ai, cái gì, khi nào, ở đâu và như thế nào. Cùng với nhau, các phần này liên quan đến các khía cạnh như quốc tịch của tàu, khu vực đánh bắt, mã số IMO (Tổ chức Hàng hải Quốc tế), cấp phép khai thác, khai báo trung chuyển, phương pháp đánh bắt và cảng dỡ hàng.

Liên quan đến việc kiểm soát nhập khẩu, EU đã giới thiệu chương trình nhật ký khai thác vào năm 2010, nó bao gồm tất cả các loài hải sản được đánh bắt tự nhiên bởi các nước bên ngoài khối EU nhập khẩu vào thị trường EU. Mỹ đã đưa ra Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP) vào năm 2016, chương trình này bao gồm 13 loài thủy sản dễ bị đánh bắt IUU và gian lận thủy sản. Mặc dù Nhật Bản hiện đang dựa vào chứng nhận khai thác của các cơ quan quản lý nghề cá khu vực (RFMO) và các kế hoạch (CDS), chính quyền nước này đang xem xét phát triển chương trình quản lý nhập khẩu đơn phương của riêng mình.

Báo cáo cho biết, khi các quốc gia cân nhắc việc áp dụng chương trình đơn phương của riêng mình, đáng chú ý nhất là Nhật Bản, điều quan trọng là phải đánh giá tính toàn diện và sự liên kết của các hệ thống hiện tại.

EU

Kết quả cho thấy trong số 17 KDEs được khuyến nghị, EU đã yêu cầu 13 mảng dữ liệu trong chương trình giám sát nhập khẩu của mình. Bốn lĩnh vực cần tăng cường là: số IMO, khu vực đánh bắt, cảng dỡ hàng, và ngư cụ. Mặc dù 3 nhóm sau không được yêu cầu bởi khối thị trường này, nhưng số IMO hiện đang được yêu cầu nếu vấn đề này được đưa ra bởi nước mà tàu mang quốc tịch.

Tuy nhiên, liên minh IUU của EU cho biết để có được một sân chơi bình đẳng và mở rộng việc áp dụng sơ đồ này như một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống khai thác IUU, số IMO phải là một yêu cầu bắt buộc phù hợp với Nghị quyết IMO 2017.

Trong sự kiện này, Ông Pawel Swiderek, Phó trưởng Cơ quan Chính sách Nghề cá IUU tại DG Mare, cho biết động thái này có thể tạo ra rào cản cao hơn đối với việc tiếp cận thị trường EU, ngay cả đối với các sản phẩm thủy sản được đánh bắt một cách hợp pháp.

Mỹ

Theo sát EU là Mỹ, nước hiện được yêu cầu 12 trong số 17 KDEs. Chỉ có 2 KDEs không được yêu cầu bởi Mỹ, ước tính trọng lượng sống và dấu hiệu cuộc gọi vô tuyến quốc tế (IRCS).

Nghiên cứu cho thấy 3 KDEs cần được cải thiện tai Mỹ: việc cấp quyền đánh bắt chỉ được yêu cầu nếu điều này được đưa ra bởi nước mà tàu mang quốc tịch. Thông tin tổng thể của tàu không được yêu cầu đối với các trường hợp trung chuyển, mà điều này theo báo cáo là nên làm. Và cuối cùng, số IMO và mã nhận dạng duy nhất của tàu (UVI) chỉ được yêu cầu nếu được cung cấp bởi nước mà tàu mang quốc tịch.

Nhật Bản

Do Nhật Bản tuần theo CDS của RFMOs, nước này bắt buộc phải tuân thủ các quy định của Ủy ban quốc tế về Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT), Ủy ban Bảo tồn Nguồn lợi biển Nam Cực (CCAMLR), Ủy ban Bảo tồn cá ngừ vây xanh phương nam (CCSBT), và Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC).

Trong khi các KDE mà ICCAT và CCSBT yêu cầu trong CDS của họ có 47% phù hợp với các khuyến nghị của họ, thì các KDE được yêu cầu bởi CCAMLR và IOTC chỉ phù hợp với đề xuất của Liên minh ở mức lần lượt là 76% và 41%.

Báo cáo kết luận với hy vọng rằng trong tương lai nhiều quốc gia thị trường sẽ áp dụng các quy tắc kiểm soát nhập khẩu của riêng mình. Cộng đồng NGO tin rằng việc áp dụng các chương trình kiểm soát nhập khẩu để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc là chìa khóa để xác định và do đó ngăn chặn hải sản bị đánh bắt IUU vào thị trường. 

Liên hệ: Tổ công tác IUU - VASEP, Email: combat_iuu@vasep.com.vn
 
 
 
(Tin tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc